Hiến tạng

BỆNH TAY CHÂN MIỆNG TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

Thứ tư - 09/04/2025 21:18
BỆNH TAY CHÂN MIỆNG TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA
BỆNH TAY CHÂN MIỆNG TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA
   Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do virus đường ruột gây nên có thể lây lan nhanh chóng trong cộng đồng qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết (nước bọt, mụn nước, phân) của người bị nhiễm, hoặc qua đồ vật dính virus (đồ chơi, tay nắm cửa, ly, chén...).

   Bệnh tay chân miệng có thể xảy ra quanh năm, nhất là vào mùa nóng ẩm. Thường bùng phát vào tháng 3- tháng 5 và tháng 9- tháng 12. Bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhưng có thể lây lan sang trẻ vị thành niên và người lớn. Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Bệnh thường không nghiêm trọng, sẽ tự khỏi sau 10-14 ngày. Tuy nhiên có một vài trường hợp dẫn đến biến chứng nguy hiểm như: viêm não, viêm cơ tim, phù hổi cấp.... Dưới đây là các triệu chứng bệnh tay chân miệng:
   - Phát ban, mọc mụn nước ở lòng bàn tay, bàn chân, vùng mông, đầu gối: Mụn nước có thể trong hoặc đục, vỡ ra gây đau rát nếu bé gãi, chà xát.
   - Loét miệng: Xuất hiện mụn nước nhỏ, dễ vỡ trong khoang miệng, lưỡi hoặc lợi, khiến con đau,
   - Biếng ăn hoặc có các triệu chứng tiêu hóa khác.
   - Khó chịu, quấy khóc hơn bình thường ở trẻ sơ sinh.
   - Sốt: Sốt nhẹ hoặc sốt cao.
Ảnh: World Health Organization Viet Nam - Tổ chức Y tế Thế giới Việt Nam
   Cách phòng ngừa tay chân miệng
   - Tăng cường vệ sinh khử khuẩn: Cả mẹ và bé nên tập thói quen rửa tay với xà phòng, nhất là trước và sau khi ăn, sau khi bé đi vệ sinh.
   - Giữ vệ sinh đồ chơi, vật dụng: Thường xuyên lau rửa, khử khuẩn đồ chơi, tay nắm cửa, bàn ghế.
   - Hạn chế tiếp xúc gần: Hạn chế cho con chơi gần bé khác đang có dấu hiệu tay chân miệng hoặc sốt, có mụn nước.
   - Nhắc nhở phụ huynh cho con em ở nhà khi trẻ có triệu chứng bệnh
   - Dinh dưỡng tốt: Đảm bảo con được ăn uống đầy đủ, nâng cao đề kháng.
   Chăm sóc tại nhà khi bị tay chân miệng
   - Giảm đau, hạ sốt: Dùng thuốc giảm sốt theo chỉ dẫn bác sĩ, chườm ấm nếu bé sốt cao.
   - Cho trẻ uống đủ nước: Ưu tiên nước ấm, sữa mẹ (với bé nhỏ) hoặc nước lọc để giảm khô miệng; tránh nước quá lạnh hoặc nước ngọt có gas.
   - Thức ăn mềm, dễ nuốt: Cháo, súp, sữa, hoa quả xay... giúp bé đỡ đau miệng và vẫn đủ dinh dưỡng.
   - Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng: Súc miệng nước muối sinh lý (nếu bé lớn); với bé nhỏ, mẹ có thể lau nhẹ miệng bằng gạc ướt, sạch.
   - Theo dõi sát các nốt mụn nước: Tránh để bé gãi, vì dễ gây bội nhiễm. Mặc quần áo rộng thoáng, khô sạch.
   - Lưu ý các dấu hiệu trở nặng của bệnh 
   Khi có các triệu chứng sau, cần đưa ngay đến cơ sở y tế
   Đừng tự mua uống thuốc kháng sinh! Và hãy đi khám ngay khi:
  - Có dấu hiệu nặng lên hoặc bệnh không giảm bớt sau 10 ngày.
  - Bé sốt cao liên tục không hạ, co giật hoặc nôn nhiều.
  - Miệng bé loét nặng, không uống được nước, bỏ ăn.
  - Nốt mụn nước lan rộng, có dấu hiệu sưng mủ, đỏ tấy, bé đau quấy không dứt.
  - Bé thở gấp, li bì hoặc khóc không ngừng.
   


 

Tác giả: TTYT Bình Liêu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây