CẨN TRỌNG VỚI DỊCH SỞI ĐANG BÙNG PHÁT
Sởi là loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus sởi (Measles Virus) gây ra. Bệnh lây qua đường hô hấp, từ người bệnh sang người lành chủ yếu do dịch tiết mũi họng của người nhiễm sởi thoát ra không khí khi ho, hắt hơi..... Các triệu chứng của bệnh thường bắt đầu sau 10-14 ngày kể từ khi nhiễm virus. Hiện tại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
Bệnh sởi có thể gặp ở nhiều đối tượng. Trung bình một người mắc sởi có thể lây lan cho 12-18 người khác. Khả năng lây truyền rất nhanh và dễ bùng phát tạo thành ổ dịch. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: viêm phổi, viêm não, suy giảm miễn dịch kéo dài, thậm chí là tử vong. Các biến chứng và bệnh nặng thường gặp nhất ở trẻ em dưới 05 tuổi, đặc biệt trẻ chưa được tiêm vắc- xin hoặc tiêm chưa đầy đủ.
ảnh: Thông tấn xã Việt Nam
Triệu chứng của bệnh sởi:
- Giai đoạn khởi bệnh, trẻ thường sốt cao ( trên 39°C) khi biểu hiện sốt thuyên giảm sẽ đồng thời xuất hiện triệu chứng phát ban đặc trưng của sốt.
- Diễn tiến của ban sởi rất đặc trưng: ban nổi bắt đầu từ sau tai ( vùng gáy), sau đó lan ra mặt rồi dần xuống ngực bụng và cuối cùng là toàn thân. Ban của sởi là ban dạng sẩn ( ban gồ lên mặt da) sau khi hết sẽ để lại vệt thâm da đặc trưng được gọi là “vằn da hổ”.
- Ngoài những biểu hiện trên, trẻ mắc sởi thường có một số triệu chứng kèm theo như: đỏ mắt, chảy nước mũi, ho hoặc đôi khi là tiêu chảy.
ảnh: World Health Organization Viet Nam - Tổ chức Y tế Thế giới Việt Nam
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường: Tạo thói quen rửa tay thường xuyên với xà phòng. Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống. Chủ động lau chùi, khử trùng các bề mặt thường xuyên tiếp xúc như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, bàn ghế, điều khiển tivi, điều khiển máy lạnh, các thiết bị điện tử, đồ chơi trẻ em...
- Tránh tụ tập nơi đông người. Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh sởi.
- Chăm sóc dinh dưỡng và tăng cường miễn dịch: Cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học, cân bằng các nhóm chất và dưỡng chất thiết yếu. Bổ sung thực phẩm giàu Vitamin A, vitamin C, protein ...
- Với trẻ sơ sinh: Cho bú sữa mẹ để có đề kháng tốt.
- Theo dõi sức khoẻ hàng ngày: Nếu trẻ có các triệu chứng của bệnh, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị.
- Thực hiện tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch: Chủ động đưa trẻ từ 9 tháng đến 2 tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vắc xin phòng bệnh Sởi đi tiêm đầy đủ, đúng lịch và các nhóm tuổi khác (6-9 tháng, 1-10 tuổi) tham gia chiến dịch tiêm vắc xin phòng, chống bệnh sởi theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
ảnh: World Health Organization Viet Nam - Tổ chức Y tế Thế giới Việt Nam