Hiến tạng

HƯỞNG ỨNG NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI 28/09/2024

Thứ ba - 24/09/2024 05:12
HƯỞNG ỨNG NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI 28/09/2024
          Ở nước ta, bệnh dại đã lưu hành trong nhiều năm qua, có chiều hướng gia tăng sau đại dịch Covid-19. Năm 2021, ghi nhận 66 trường hợp; năm 2022 ghi nhận 70 trường hợp; năm 2023 ghi nhận 82 trường hợp; trong 8 tháng đầu năm 2024 ghi nhận nhận 66 trường hợp tử vong do bệnh dại tại 31/63 tỉnh, tăng 10% so với cùng kì 2023 (60 ca). Đặc biệt tăng cao tại các tỉnh như: Bình Thuận (8 trường hợp), Đắc lắc (5 trường hợp), Gia Lai (5 trường hợp), Nghệ An (5 trường hợp)… Hiện nay, bệnh dại đang có chiều hướng gia tăng tại nhiều địa phương, kể cả ở những tỉnh không phải là khu vực trọng điểm về bệnh dại.
           Tại Quảng Ninh, tính đến hết tháng 8/2024 chưa ghi nhận trường hợp mắc dại, tuy nhiên đã ghi nhận 09 ổ dịch dại trên chó tại 5 địa phương: Đầm Hà (4 ổ), Hạ Long (1 ổ), Bình Liêu (2 ổ), Ba Chẽ (1 ổ), Móng Cái (1 ổ).
            Tại Bình Liêu năm 2024 đã ghi nhận 02 ổ dịch Dại trên chó, trong đó vào tháng 03/2024 đã ghi nhận 01 ổ dịch Dại trên động vật (Chó) tại Khu Co Nhan Thị Trấn với tổng số là 09 người bị chó Dại cắn và 03 người có liên quan đến yếu tố phơi nhiễm., vào tháng 04/2024 ghi nhận 01 ổ dịch dại trên động vật tại thôn Lục Nà xã Lục Hồn với tổng số 6 người bị chó Dại cắn. Tính từ đầu năm 2024 đến hết tháng 08/2024 đã có 289 người bị phơi nhiễm cần tiêm phòng Vacxin phòng Bệnh Dại. Hưởng ứng “ Ngày thế giới phòng chống bệnh Dại” lần thứ 18 vào ngày 28/09/2024 với chủ đề “ Chung tay phá vỡ rào cản- phòng chống bệnh Dại”, Trung tâm y tế Bình Liêu cung cấp tới người dân một số kiến thức cơ bản sau:
             Bệnh Dại là bệnh viêm não cấp tính do Virut Dại gây ra, bệnh lây truyền từ động vật sang người chủ yếu qua vết cắn, cào, liếm của động vật mắc bệnh lên trên da bị tổn thương. Tại Việt Nam, bệnh dại lưu hành ở nhiều địa phương, chủ yếu ở các tỉnh miền núi
với nguồn truyền bệnh chính là chó. Ngoài ra, Virut Dại còn có thể lây truyền từ người sang người qua cấy ghép mô, phủ tạng, vết cắn hoặc tiếp xúc với chất tiết của người bị Dại.
             Bệnh Dại rất nguy hiểm, người bị bệnh dại do bị chó, mèo cắn, cào, liếm khi bị bệnh dại thì tử vong 100%, không có thuốc điều trị. Tuy vậy, Bệnh Dại trên người có thể phòng và điều trị dự phòng bằng vắc xin và huyết thanh kháng dại.
              Các chuyên gia khuyến cáo những người có nguy cơ cao phơi nhiễm với Virut Dại cần tiêm phòng trước phơi nhiễm.
            Những người bị phơi nhiễm bị chó, mèo cắn, cào, liếm cần điều trị dự phòng bằng Tiêm Vacxin, huyết thanh kháng Dại càng sớm càng tốt theo hướng dẫn của cán bộ y tế.
              Người dân nuôi chó, mèo cần tiêm Vacxin phòng bênh Dại đầy đủ và đúng lịch. Khi bị chó, mèo cắn, cào, liếm người dân cần đến các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, tiêm phòng Dại kịp thời, tuyệt đối không sử dụng thuốc nam, không tự chữa tại nhà …
              Khi không may bị động vật chó, mèo cắn, cào, liếm nên bình tĩnh xử trí cẩn thẩn theo các bước sau:
              - Rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng liên tục trong 15 phút. Nếu không có xà phòng thì vẫn phải rửa vết thương bằng nứơc sạch để trôi nước bọt, virut dại ra khỏi vết thương.
              - Sau đó, tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 45- 70 %, cồn Iot hoặc Povidone, ngoài ra có thể sử dụng các chất sát khuẩn khác như rượu, cồn, dầu gội, dầu tắm để rửa vết thương ngay sau khi bị cắn.
              - Hạn chế làm dập vết thương và không băng kín vết thương.
              - Và đến cơ sở y tế để khai báo và được tư vấn điều trị dự phòng tiêm phòng Vacxin càng sớm càng tốt.
              - Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy bói, thầy lang chữa bệnh dại.
              “TIÊM VACXIN XIN PHÒNG DẠI LÀ CÁCH DUY NHẤT ĐỂ THOÁT KHỎI BỆNH DẠI”.

Tác giả: TTYT Bình Liêu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây