Hiến tạng

CÁCH PHÒNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG

Thứ hai - 08/07/2024 03:17
CÁCH PHÒNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG
           Hiện nay tình hình dịch bệnh Tay chân miệng trên cả nước đang có chiều hướng gia tăng, từ đầu năm 2024 đến nay miền Bắc ghi nhận 4.213 ca mắc, cao hơn gần gấp hai lần so với cùng kỳ năm 2023 (2.159 ca). Số ca mắc tập trung chủ yếu tại các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, Thái Bình… Dự báo trong thời gian tới số ca mắc còn có thể tiếp tục gia tăng.
          Tại Quảng Ninh, tính đến ngày 26/05/2023 toàn tỉnh ghi nhận 124 ca mắc Tay chân miệng lâm sàng tại 11/13 huyện/thị xã/thành phố, cao hơn 1,6 lần so với cùng kỳ năm 2023 (78 ca). Trong đó 10 ca có kết quả dương tính với EV71.
        Để chủ động phòng chống dịch bệnh Tay chân miệng, Trung tâm y tế huyện Bình Liêu cung cấp một số kiến thức và các biện pháp phòng chống dịch bệnh như sau:
     Đặc điểm bệnh Tay chân miệng
         - Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do virut gây ra, bệnh có thể gây thành dịch lớn.
         - Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi.
         - Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vacxin phòng bệnh.
         - Nếu bị bệnh thể nặng, bệnh sẽ diễn biến nhanh và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.
có thể dẫn đến tử vong.
        Triệu chứng của bệnh
       -Loét miệng: Vết loét đỏ hay phỏng nước đường kinh 2-3 mm ở niêm mạc miệng , lợi, lưỡi.
       - Phát ban dạng phỏng nước: ở lòng ban tay, bàn chân, gối, mông
       - Sốt
       - Nôn
       - Có thể có triệu chứng lơ mơ, li bì nếu bị bệnh thể nặng
  • Đường lây bệnh
      - Bệnh tay chân miệng lây truyền qua đường tiêu hóa và tiếp xúc, thường lây qua:
      + Nước uống bị nhiễm vi rut
      + Ăn thức ăn bị nhiễm vi rut
      + Lây qua bàn tay của trẻ hoặc cảu người chăm sóc trẻ bị nhiễm virut.
      + Lây qua các đồ dùng, đặc biệt là đồ chơi và các dụng cụ sinh hoạt hàng nagỳ như chén, bát, đĩa, thìa, cốc... bị nhiễm vi rut.
  • Các biện pháp phòng chống bệnh Tay chân miệng
      - Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch nhiều lần trong ngày ( cả người lớn và trẻ em) đặc biệt trước khi ăn và cho trẻ ăn.
       - Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống, đảm bảo ăn chín, uống chín.
      - Không để trẻ ăn bốc, mút tay, không cho trẻ dùng chung chăn, đò dùng, dụng cụ ăn uống như: chén. Bát, đĩa, thìa cốc.
      - Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, , mặt bàn/ghế, sàn nhà.. bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
     - Khi trẻ có biểu hiện: Sốt, quấy khóc, có các nốt phỏng hoặc loét ở tay, chân, hoặc miệng, lơ mơ, li bì.. đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
       - Khi trẻ mắc bệnh: cần cho trẻ nghỉ học và hạn chế tiếp xúc với trẻ khác.
 

Tác giả: TTYT Bình Liêu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây