
Các thuốc có thể làm giảm đau bụng kinh
Đau bụng kinh là vấn đề thường gặp ở phụ nữ
trong độ tuổi sinh sản. Khi nghiêm trọng, đau bụng kinh làm suy giảm chất lượng
cuộc sống, cản trở việc thực hiện các hoạt động hàng ngày.
1. Nguyên
nhân gây đau bụng kinh
Đau
bụng kinh được
định nghĩa là đau vùng chậu tái phát liên quan đến kinh nguyệt. Nó thường được
phân loại thành:
Đau bụng kinh là do hóa
chất tự nhiên gọi là prostaglandin được giải phóng trong tử cung (dạ con) trong
kỳ kinh nguyệt gây ra. Một số phụ nữ có lượng prostaglandin cao hơn những người
khác (mặc dù không rõ tại sao) và dễ bị đau bụng kinh hơn. Prostaglandin làm
cho các cơ trong thành tử cung co lại gây đau. Mức độ đau cao nhất ngay trước
khi kỳ kinh nguyệt bắt đầu, sau một hoặc hai ngày, mức prostaglandin giảm xuống
và cơn đau thường dịu đi.
Có kinh sớm (<12 tuổi)
hoặc kinh nguyệt ra nhiều, không đều hoặc kéo dài có thể dễ bị đau bụng kinh
hơn. Các yếu tố khác liên quan bao gồm hút thuốc, trọng lượng cơ thể, tuổi dưới
30 và viêm nhiễm.
Cơn
đau bụng kinh thường sẽ hết sau vài ngày. Tuy nhiên, nên đến bác sĩ kiểm tra
nếu đau dữ dội hoặc trở nghiêm trọng hơn hoặc kéo dài hơn bình thường. Việc
thăm khám có thể giúp loại trừ các nguyên nhân khác.
Do dư thừa prostaglandin
trong niêm mạc tử cung là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng kinh
nên các loại thuốc làm giảm lượng prostaglandin đều sẽ hữu ích trong việc giảm
đau.
·
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) Thuốc chống viêm ngăn cơ
thể sản xuất prostaglandin có thể giúp giảm đau bụng kinh. Các NSAID có thể
được sử dụng để giảm đau bụng kinh phổ biến là: Diclofenac, ibuprofen và
naproxen. Cần lưu ý, thuốc có thể gây kích ứng dạ dày và tương tác với các loại
thuốc khác. Vì vậy, không phải ai cũng có thể sử dụng. Nếu có tiền sử mắc các
bệnh sau: Viêm loét dạ dày, trào ngược, hen suyễn, thận, tim hoặc bất kỳ vấn đề
sức khỏe nào khác cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
·
Thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau có chứa
thành phần hoạt chất paracetemol giúp giảm đau bụng trong kỳ kinh nguyệt. Khi
dùng theo chỉ dẫn, hầu hết mọi người thường
dung nạp tốt với paracetamol. Các loại thuốc giảm đau mạnh hơn có chứa
codeine chỉ được bán khi có đơn của bác sĩ.
·
Thuốc tránh thai: Thuốc tránh thai cũng được
chứng minh là giúp giảm đau bụng kinh. Vì thuốc tránh thai ngăn cản sự rụng
trứng, nên ngăn chặn sự phát triển của niêm mạc tử cung, do đó lượng
prostaglandin có trong cơ thể giảm đi.
Sử dụng thuốc giúp giảm đau bụng kinh nhưng cũng cần tránh sử dụng rượu và các chất kích thích vì có thể làm cơn đau nghiêm trọng hơn.
Đau bụng kinh có thể do
thiếu hụt khoáng chất và vitamin. Việc xem xét chế độ ăn uống của từng cá nhân
và thay đổi lối sống có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể. Vì vậy, trước và trong
thời kỳ kinh nguyệt cần đặc biệt chú ý để có đủ các chất dinh dưỡng sau:
·
Magie: Magie tham gia vào việc
điều chỉnh chức năng cơ và thần kinh, huyết áp, đường huyết và nhịp tim, cũng
như trong việc phát triển xương. Bổ sung magie cũng có thể làm giảm đau bụng
kinh. Magie có nhiều trong các loại rau lá xanh, hạnh nhân và đậu phộng...
·
Vitamin
B6: Vitamin B6 rất quan trọng
đối với nhiều chức năng của cơ thể. Chất dinh dưỡng này giúp điều hòa quá trình
trao đổi chất, cải thiện hệ thống miễn dịch và giữ cho hệ thống thần kinh hoạt
động bình thường. Vitamin B6 cũng làm giảm các triệu chứng của hội chứng tiền
kinh nguyệt, bao gồm giảm đau bụng kinh. Vitamin B6 có nhiều trong cà rốt, thịt
bò, gan, cá hồi, pho mai...
·
Omega-3: Omega-3 giúp giảm viêm,
có thể giúp giảm đau bụng kinh. Ở nhiều phụ nữ, lượng omega-3 không cân bằng có
thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm tăng cao. Thực phẩm giàu omega-3 bao gồm cá
hồi. rau lá xanh, sữa...
·
Vitamin
E: Vitamin E cũng được
sử dụng để cải thiện chứng đau bụng kinh. Với đặc tính chống oxy hóa, vitamin E
ức chế giải phóng prostaglandin. Do đó, nó có thể đóng một vai trò quan trọng
trong việc làm giảm mức độ nghiêm trọng của chứng đau bụng kinh.
·
Vitamin
D: Vitamin D đã được sử
dụng để cải thiện tình trạng đau bụng kinh. Nồng độ canxi thấp làm tăng co cứng
và co bóp tử cung. Cân bằng nội môi canxi bị ảnh hưởng bởi mức độ vitamin D, do
đó, vitamin D có thể hiệu quả trong việc cải thiện chứng đau bụng kinh.
4. Những
điều cần tránh khi bị đau bụng kinh
- Tránh căng thẳng, sử dụng
rượu và caffein, vì có thể làm cho cơn đau bụng kinh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Nên ăn một chế độ ăn uống
cân bằng, lành mạnh có thể làm giảm nguy cơ đau bụng kinh. Bằng chứng cho thấy
chế độ ăn nhiều cá, trái cây và chất xơ có thể làm giảm cường độ đau. Ngoài ra,
nên tránh đồ ăn vặt không lành mạnh như bánh kẹo nhiều đường, đồ ăn mặn nhiều
muối.
- Nếu cơn đau bụng kinh
nghiêm trọng, hoặc kéo dài bất thường nên đi khám bác sĩ.
Theo: Sức khỏe&đời sống