PHÒNG CHỐNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG THƯỜNG GẶP

 Trên thế giới có khoảng 1.5 tỷ người mắc bệnh do giun và hàng năm có khoảng 1 - 2 triệu người chết có liên quan đến các bệnh do giun. Trong số mắc và chết đó hầu hết là trẻ em từ 5 - 14 tuổi, đặc biệt là trẻ em ở lứa tuổi tiểu học.

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới với tập quán ăn, uống, sinh hoạt chưa bảo đảm vệ sinh, rất thuận lợi cho sự phát triển của các bệnh về giun sán.

Tại Việt Nam tỷ lệ nhiễm chung giun truyền qua đất của cả nước khoảng 30%, trong đó khu vực miền múi phía Bắc và khu vực tây Nguyên có tỷ lệ nhiễm cao nhất với trên 50% , tiếp đến các khu vực miền Trung khoảng 30 đến 50%, các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng khoảng 10 đến 30 %, và nhiễm thấp hơn ở các tỉnh miền Nam khoảng 10 -20%

Tại Bình Liêu năm 2023 cơ quan y tế đã tiến hành điều tra dịch tễ , xét nghiệm mẫu phân 400 mẫu tại hai xã Lục Hồn và Đồng Tâm, cho thấy tỉ lệ nhiễm giun sán chung 16% ( 64 người) , trong đó số người mắc giun đũa: 20 người, mắc giun tóc: 34 người, mắc giun móc: 10 người.

Để hiểu rõ hơn về tác hại của các loại giun lây truyền qua đất và cách phòng ngừa là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và cả gia đình. Chúng ta cần nắm một số thông tin cơ bản sau:


1. Nguồn bệnh và đường lây:

* Giun đũa:

- Ổ chứa là người đặc biệt là trẻ em, ổ chứa trứng giun là đất, nước nhiễm phân;

- Người nuốt phải trứng giun, khi đến ruột non trứng nở giải phóng ấu trùng, ấu trùng chiu qua thành ruột vào máu, di chuyển đến phế nang phổi và phát triển lớn lên tại phổi, sau đó ấu tring vào khí quản và được nuốt lại vào dạ dày. Tại ruột non, ấu trùng phát triển thành giun đũa trưởng thành.

 Đời sống của giun đũa sống ở trong người được từ 12 - 18 tháng.

- Đường lây: Giun đũa lây qua đường ăn uống, do nuốt phải trứng giun có trong đất bị nhiễm phân người, bệnh không lây trực tiếp từ người sang người.

* Giun móc/ giun mỏ:

- Ổ chứa là người, đặc biệt là người hay tiếp xúc đất nhiễm phân;

- Đường lây:

+ Qua da và niêm mạc: ấu trúng giun móc/ giun mỏ xâm nhập vào cơ thẻ qua da, niêm mạc (kẽ ngón chân, cảng chân ...) theo tính mạch về tim, phổi. Tại phổ ấu trung thay vỏ và lên họng và được nuốt lại ruột, ký sinh ở tá tràng và phát triển thành giun móc/ giun mỏ trưởng thành.

Đời sống của giun móc sống ở trong người được từ 5 - 15 năm.

+ Lây qua đường ăn uống: Thức ăn, nước có nhiễm ấu trùng. bệnh không lây trực tiếp từ người sang người.

* Giun tóc:

- Ổ chứa giun tóc là người.

- Người nuốt phải trứng giun tóc, khi đến ruột non trứng nở, giải phóng ấu trùng, ấu trùng chui vào thành thành ruột vào máu, di truyển đến phế nang phổi và phát triển lớn lệ tại phổi, sau đó lên khí quản và được nuốt lại dạ dày, tại manh tràng, ấu trùng phát triển thành giun tóc trường thành.

Đời sống của giun tóc sống ở trong người được từ 5 - 6 năm.

- Đường lây của giun tóc: qua đường ăn uống, người bị nhiễm giun tóc do ăn, uống phải trứng giun tóc đã phát triển ở ngoại cảnh đến ấu trúng.

* Giun Kim

- Ổ chứa là người, đặc biệt là trẻ nhỏ

Khi nuốt phải trứng giun có ấu trùng vào dạ dày, di chuyển đến manh tràng và thành giun trưởng thành sau 2 – 4 tuần.

Đời sống của giun Kim sống trog người khoảng 1 đến 2 tháng.

- Đường lây của giun Kim:

+ Qua đường ăn uống: do dùng tay gãi hậu môn có trứng gium kim sau đó cầm vào thức ăn uống, hoặc do mút tay ở trẻ nhỏ.

+ Trứng giun kim phát triển thành ấu trùng tại các nếp ranh hậu môn và nở thành ấu trúng, những ấu trùng nay chui vào hậu môn và di chuyển ngược lên manh tràng để phát triển thành giun trưởng thành.

2. Tác hại của các bệnh giun sán lây truyền qua đất.

* Ảnh hưởng tới tình trạng dinh dưỡng: Ăn kém, mất các chất dinh dưỡng, giảm hấp thu, gây ra chậm lớn, chậm phát triển cả về thể chất và tỉnh thần, đặc biệt là trẻ em. Theo tính toán của bộ môn ký sinh trùng trường Đại học y khoa Hà Nội thì hàng năm bị tốn hại do giun như: Giun đũa tiêu thụ: 28.616 tấn gạo, 31,8 tấn thịt. Số máu bị mất do Giun móc là: 27.798.400 lít, số máu bị mất do giun tóc là: 1.461.460 lít.

* Gây thiếu máu: Do nhiễm giun tóc, giun móc, có những trường hợp nhiễm giun móc quá cao, hồng cầu chỉ còn hơn 1triệu cái /mm3 máu (Bình thường là 3,8 - 4,2 triệu)

* Gây nên các biến chứng ngoại khoa nguy hiểm đến tính mạng như:

Giun chui ống mật, tắc ruột, tắc tụy, viêm ruột, viêm tụy, các biến chứng nhiễm trùng, biến chứng mắt, não.

3. Một số nguyên nhân và yếu tố thuận lợi đối với các bệnh giun sán lây truyền qua đất.

* Do tình trạng vệ sinh môi trường yếu kém:

- Không có nhà tiêu hợp vệ sinh, Phong uế bừa bãi làm ô nhiễm mần bệnh Ký sinh trùng, Sử dụng nhà tiêu không đúng cách.

- Vệ sinh trong nhà, ngoài ngõ bản.

- Rác không được thu gom và xử lý.

- Chuồng trại gia súc không hợp vệ sinh, nhiều ruồi nhặng.

* Do thói quen, tập quán không hợp vệ sinh.

- Không có thói quen rửa tay trước khi tiếp xúc với thức ăn và sau khi đi ngoài.

- Sử dụng phân tươi để canh tác rau màu.

- Ăn thức ăn chưa được nấu chín (gỏi cá, tái), uống nước lã.

- Thói quen đi chân đất cũng rất dễ mắc bệnh giun móc.

* Khí hậu nóng, ẩm quanh năm.

- Khí hậu nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của trứng giun, làm lây lan bệnh.

* Điều kiện kinh tế, dân trí thấp và nghề nghiệp:

Điều kiện sống thấp, kinh tế kém phát triển, trình độ văn hoá thấp cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển. Yếu tố nghề nghiệp cũng liên quan đến sự phát triển của bệnh: Nông dân, công nhân khai thác mỏ đễ nhiễm bệnh hơn các nghề nghiệp khác.

4. Các biện pháp phòng chống bệnh giun sán

- Tiến hành tẩy giun định kỳ từ 1-2 lần/ năm, định kỳ 6 tháng/ 1 lần.

- Không phóng uế bừa bãi

- Không dùng phân tươi bón cây trồng, nhất là trồng rau, củ ăn sống ( rau thơm, rau mùi, rau xà lách, rau diếp ...)

- Không ăn rau sống không sạch (như rau bị tưới bón bằng phân sống)

- Thực hiện ăn chín, uống chín, không ăn gỏi cá, gỏi tôm sống, gỏi qua sống để phòng bệnh sán lá gan, sán á phổi.

- Không ăn tiết canh để phòng bệnh giun xoắn, ấu trùng sán dây lơn.

- Hạn chế, không đi chân đất để phòng bệnh giun móc, giun lươn.

-  Giữ vệ sinh cá nhân:

+ Giữ vệ sinh cá nhân thường xuyên.

+ Rửa tay bằng xà phòng: trước khi ăn, trước và sau khi chế biên thức ăn, sau khi đi vệ sinh, trước khi cho trẻ ăn uống

+ Cắt ngắn móng tay nhất là cho trẻ em.

+ Không để trẻ nút tay

+ Không cho trẻ mặc quần Không đũng để phòng bệnh giun Kim

+ Vệ sinh nhà cửa thường xuyên, đặc biệt là đồ chơi.

-         Giữ vệ sinh môi trường:

+ Sử dụng hố xí hợp vệ sinh, tốt nhất sử dụng hó xs tự hoại.

+ Xử lý phân tốt, đảm bảo không còn mầm bệnh ký sinh trùng mới được sử dụng bón cây trồng.

+ Xử lý rác thải, nước thải đúng qui trình.

+ Diệt côn trùng trung gian truyền bệnh như Ruồi, gián ...

+ Vệ sinh nhà ở, khu dân cư, làng xóm thường xuyên hàng tuần.

-         Vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh ăn uống

+Đảm bảo sản xuất, cung cấp thực phẩm không chứa mầm bệnh ký sinh trùng

+ Người tiêu dùng không ăn sống các loại thức ăn chứa mần bệnh ký sinh trùng

+ Sử dụng nước sạch trong ăn, uống

+Bảo quản thức ăn đúng cách để không nhiễm mầm bệnh Ký sinh trùng

+Thực hiện ăn chín, uống chín.